“Âm nhạc là nhà hòa giải giữa cuộc sống thể xác và cuộc sống tâm linh” – Beethoven. Để trải lòng nhiều hơn với âm nhạc, mời các bạn hãy cùng loinoihay.net đọc Những câu nói về âm nhạc hay nhất của nhạc sỹ Beethoven nhé!
Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Wien, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại và ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau.
Năm 1781, Beethoven 11 tuổi, ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan. Cũng trong thời gian này, ông cũng được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn. Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, bản “Các variation cho clavecin của bản march của Ernst Christoph Dressler”. Cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm. Năm 14 tuổi, Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này. Tuy nhiên trong thời gian này ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm.
Năm 1795, Beethoven bắt đầu nổi danh là một nghệ sĩ piano với bản Concerto cung do trưởng. Nhưng chẳng may từ năm 1780 ông bắt đầu bị lãng tai. Lúc đầu ông mất hết hy vọng nhưng rồi cố gắng thích nghi với điều kiện sống và bắt đầu tập trung tư tưởng tình cảm cao độ hơn bất cứ lúc nào hết trong sáng tác.
Những tác phẩm của Beethoven hoàn thành trong khoảng 1803-1805 vượt trổi hẳn những gì mà ông sáng tác trước đó. Đó là bản Sonate Kreutzar (1803) viết cho violon và piano. Bản Giao hưởng Số 3 Anh hùng ca (1804) có sức cuốn hút mạnh mẽ và gây xúc động sâu xa, lúc đầu ông đề tặng Napoléon nhưng khi Napoléon lên ngôi Hoàng đế thì ông đã xé đi lời đề tặng. Các Sonate cho piano, Bình minh (1804) và Appasionta (1805), Bản Giao hưởng Số 4 (1806), Bản Giao hưởng Số 5 Định mệnh (1808) đều có giá trị nghệ thuận lớn lao. Ông muốn lột tả trong âm thanh về một cuộc sống trong sự đấu tranh với cái chết bằng một sức mạnh khủng khiếp cuối cùng đã ca khúc khải hoàn, như nhân vật nữ trong vở Opera Fidelio (1805) ra sức bảo vệ người chồng của mình chống lại sự xấu xa bạo tàn, và trong khúc Missa Solemnis là lời cầu nguyện để giải thoát khỏi đau thương chiến tranh.
Trong số những tác phẩm lớn của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Eroica (giao hưởng Anh hùng ca), Giao hưởng Định mệnh, số 9, The Pastoral (Giao hưởng đồng quê), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Thống thiết (Pathétique) và Ánh trăng (Moonlight)…
Danh ngôn của Beethoven
Âm nhạc là nhà hòa giải giữa cuộc sống thể xác và cuộc sống tâm linh.
Music is mediator between spiritual and sensual life.
Âm nhạc là sự giác ngộ cao hơn cả triết học và tri thức.
Music is a higher revelation than all wisdom and philosophy.
Âm nhạc khơi ngọn lửa trong tim người đàn ông và dâng lệ lên mắt người phụ nữ.
Music should strike fire from the heart of man, and bring tears form the eyes of woman.
Hãy dạy cho con cái anh đức hạnh; bởi chỉ có nó chứ không phải tiền bạc là có thể đem lại cho con cái anh hạnh phúc. Tôi nói điều này từ trải nghiệm bản thân.
Recommend virtue to your children; it alone, not money, can make them happy. I speak from experience.
Người nào nói dối không có trái tim trong trắng, và không thể nấu súp ngon.
Anyone who tells a lie has not a pure heart, and cannot make a good soup.
Nghệ thuật! Ai hiểu được nàng? Ta có thể gặp ai để hỏi về vị nữ thần vĩ đại này?
Art! Who comprehends her? With whom can one consult concerning this great goddess?
“Âm nhạc khơi ngọn lửa trong tim người đàn ông và dâng lệ lên mắt người phụ nữ.” với bài viết này, chắc hẳn các bạn đã có cái nhìn mới mẻ hơn về nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng rồi phải không nào. hãy đến với loinoihay.net nhiều hơn để đọc và cảm nhận những câu nói ý nghĩa trong cuộc sống nhé!